Hiện nay công nghệ Goal Line được sử dụng phổ biến trong các giải đấu bóng đá lớn trên toàn thế giới. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu công nghệ Goal Line và cách thức hoạt động của công nghệ bóng đá này. Qua đó có thể hiểu được vì sao Goal Line được sử dụng rộng rãi trong các giải đấu bóng đá.
1. Công nghệ Goal Line là gì?
Công nghệ Goal Line (goal line technology – GLT) là cách sử dụng các công nghệ hỗ trợ nhằm xác định bàn thắng. Đây là cách xác định xem bóng có vượt qua vạch vôi của khung thành hay không với sự trợ giúp của các thiết bị điện tử. Thông tin này sẽ được gửi tới trọng tài. Qua đó trọng tài có thể quyết định chính thức bàn thắng có được công nhận hay không.
Công nghệ Goal Line là cách sử dụng các công nghệ hỗ trợ nhằm xác định bàn thắng
Xem thêm:
Bóng đá phủi là gì? Tìm hiểu sức hút của bóng đá phủi
Libero bóng đá là gì? Cách chơi vị trí libero bóng đá
Mặc dù mới ra đời và được sử dụng chưa lâu nhưng GLT đã nhanh chóng được các hiệp hội bóng đá chú ý vì hiệu quả mà công nghệ này mang lại. Tháng 7/2012, Hội đồng Liên đoàn bóng đá quốc tế (IFAB) đã cho phép sử dụng GLT trong bóng đá. Tuy nhiên, do chi phí đắt đỏ, GLT chỉ được sử dụng trong những giải đấu lớn. Đó là những giải VĐQG lớn nhất châu Âu, World Cup, Cúp C1 châu Âu,…
2. Cơ chế xác định bàn thắng của Goal Line
Công nghệ Goal Line là sản phẩm của hãng GoalControl, CHLB Đức. GoalControl đã vượt qua giai đoạn thử thách vào năm 2013. Công nghệ này đã xác định chính xác 68 bàn thắng tại Cúp liên đoàn được tổ chức tại Brazil.
Cơ chế hoạt động của GLT bao gồm:
Camera nhận biết
Hệ thống camera nhận biết là cơ chế Goal Line nổi bật và phổ biến nhất hiện nay. Hệ thống này bao gồm 14 camera hiện đại lắp khắp xung quanh sân vận động. Các camera này được bố trí tại nhiều vị trí khác nhau, mỗi bên gồm có 7 chiếc được hướng về khung thành 2 đội. Tất cả 14 camera đều thực hiện duy nhất 1 nhiệm vụ là tập trung ghi lại hình ảnh của trái bóng một cách chính xác. Qua đó có thể xác định bóng đã vượt qua vạch vôi, vào trong khung thành hay chưa.
Hệ thống camera nhận biết là cơ chế Goal Line nổi bật và phổ biến nhất hiện nay
Chỉ cần có tối thiểu 3 camera xác nhận bóng đã vào lưới, bàn thắng sẽ được công nhận. Những chiếc camera này đều có thể ghi lại hình ảnh của bóng đang bay với tốc độ lên tới 120km/h. Và chúng đều có thể ghi lại những hình ảnh chi tiết, sắc nét với những điểm ảnh nhỏ nhất. Khi bóng bay qua vạch, tín hiệu sẽ được gửi tới tai nghe hoặc đồng hồ thông minh của trọng tài.
Cũng giống như nhiều môn thể thao khác, bóng đá cũng đang dần phát triển hơn, các công nghệ hiện đại cũng đã dần đưa vào trong trận đấu bóng đá để đảm bảo tính công bằng trong trận đấu. Trong đó công nghệ goal line có ý nghĩa hơn cả.
Ngoài ra, để có thể xem, chơi bóng đa hiệu quả thì người yêu bóng đá có thể đến các trang như BaotinbongVn để cập nhật kết quả bóng đá ý cùng nhiều thông tin bóng đá hấp dẫn khác từ mọi đấu trên khắp thế giới.
Cảm biến từ trường
Cảm biến từ trường là công nghệ được đầu tư bởi Adidas. Với công nghệ này, một cảm biến điện tử sẽ được cấy vào trung tâm quả bóng. Sau đó chôn dây điện xung quanh khu vực 16m50 và sau vạch vôi để tạo một khu vực từ trường.
Người ta có thể lắp đặt anten để tạo ra một lằn ranh chuẩn làm mốc xác định, căn theo vạch vôi khung thành.
Cảm biến từ trong bóng đòi hỏi phải có độ bền cao, chịu được những lực tác động mạnh. Tuy nhiên, cách xác định này có độ chính xác không cao bằng hệ thống camera nhận biết bên trên.
Cảm biến từ trường là công nghệ được đầu tư bởi Adidas
3. Những tranh cãi mới nhất về Goal Line trong giải Ngoại hạng Anh 2019/20
Trong giải đấu Ngoại hạng Anh mới đây, bàn thắng rất rõ ràng của đội khách Sheffield trong trận đấu với Aston Villa đã bị từ chối.
Khi Billy Sharp đá phạt, thủ thành Orjan Nyland có 1 pha xử lý không dứt khoát và đã ôm bóng vào sau vạch vôi. Các đoạn băng quay chậm cũng đã công nhận điều đó. Tuy nhiên trọng tài chính Michael Oliver lại không công nhận bàn thắng này.
Orjan Nyland có 1 pha xử lý không dứt khoát và đã ôm bóng vào sau vạch vôi
Trong trường hợp này, công nghệ Goal Line đã không công nhận bàn thắng. Trong khi đó trọng tài Oliver lại không sử dụng công nghệ VAR để đưa ra quyết định cuối cùng.
Rất nhiều cuộc tranh cãi đã nổ ra. Chính đại diện đội Aston Villa cũng đã phát biểu “Chúng tôi không biết nói gì hơn”. Điều này cho thấy, công nghệ dù hiện đại đến đâu cũng vẫn có những sai lầm.
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về công nghệ Goal Line trong bóng đá. Công nghệ dù hiện đại đến đâu thì cũng không thể thay thế được con người. Tuy nhiên, công nghệ hỗ trợ con người giảm tải công việc và hiệu quả hơn.