
Trượt patin, bộ môn thể thao không quá xa lạ với giới trẻ Việt Nam. Hình thức này được du nhập từ các nước châu Âu và sớm trở thành trào lưu của các bạn trẻ Việt. Chỉ cần sử dụng một đôi giày với bánh trượt, bạn có thể đưa mình di chuyển đến mọi nơi trên đường phố. Cùng bài viết này tìm hiểu sâu hơn về trò chơi thời thượng và cách thực hiện trượt đơn giản nhé.
Contents
- 1 Tìm hiểu về trượt patin
- 2 Lịch sử ra đời và phát triển của bộ môn
- 3 Lợi ích khi chơi Patin
- 4 Dụng cụ chơi Patin
- 5 Cách chơi Patin nhanh chóng
- 5.1 Cách đứng lên và ngồi xuống
- 5.2 Cách giữ thăng bằng
- 5.3 Cách té ngã an toàn
- 5.4 Cách dừng lại (phanh)
- 5.5 Cách chuyển hướng
- 5.6 Cách bước đi
- 5.7 Cách trượt đi
- 6 Những lưu ý cho người mới chơi patin
Tìm hiểu về trượt patin
Trượt patin (Inline skating hoặc Roller Sports), một hoạt động trượt trên đôi giày hoặc mặt phẳng có thiết kế bánh xe bên dưới.
Những đôi giày trượt có nhiều đặc tính và kích thước khác nhau. Có 2 loại giày trượt phổ biến bao gồm loại 4 bánh 2 hàng ngang và 4 bánh 1 hàng dọc. Tùy theo từng thể loại, các bánh có thể tùy biến thay đổi thành 3 bánh hoặc 5 bánh với kích thước không giống nhau. Kích thước phổ biến của đường kính bánh xe hiện nay thường từ 64mm – 125mm.
Trượt patin là gì?
Lịch sử ra đời và phát triển của bộ môn
– Năm 1743, một nhà phát minh người Hà Lan đã tạo ra đôi giày patin đầu tiên.
– Năm 1760, do tài liệu nghiên cứu bị thất lạc nên nhà phát minh John Joseph Merlin người Bỉ đã tạo ra đôi giày patin bằng da có bánh xe kim loại nhỏ.
– Năm 1878, diễn ra trận đấu khúc côn cầu trên giày Patin tại London, Anh.
– Năm 1884, hiệp hội Patin Federation Internationale de Patinage a Roulettes được thành lập. Sau đó đổi tên thành Federation Internationale de Roller Skating (FIRS).
– Năm 1983, tổ chức cuộc thi Speed Skating tại Ohio, Mỹ và cuộc thi Figure Skating và Dance tại Michigan và New York.
– Năm 1940, tổ chức cuộc thi tổng hợp 3 nội dung Speed, Figure và Dance tại Cleveland thu hút 500 vận động viên trên toàn thế giới và diễn ra trong 4 ngày.
– Năm 1979, tại Pan American Games, patin được trình diễn và trở thành một môn thể thao thi đấu chính thức. .
– Năm 1995, tổ chức giải vô địch thế giới khúc côn cầu trên giày trượt Patin lần đầu tiên tại Chicago.
– Năm 2011, tại Sea Games patin được đưa vào danh sách môn thể thao thi đấu diễn ra tại Indonesia.
– Năm 2012, Patin nằm trong danh sách thi đấu chính thức tại giải 3rd Asian Beach Games tổ chức tại TP.Hải Dương – Trung Quốc.
Lịch sử trò chơi
Lợi ích khi chơi Patin
Lợi ích khi trượt patin mang đến sự dẻo dai và rèn luyện thể chất con người rất tốt.
– Đối với trẻ em: Phát triển thể chất và tạo niềm vui cho bé trong các hoạt động xã hội.
– Đối với người trưởng thành: Tăng cường sức khỏe, giữ gìn vóc dáng và làm cơ bắp săn chắc.
– Đối với người cao tuổi: Ngăn ngừa các bệnh về xương khớp, cải thiện tin mạch và kéo dài tuổi thọ.
Khi trượt, nhịp tim chúng ta đạt được khoảng 140-160 nhịp/phút. Vận động đều đặn các cơ trên toàn cơ thể và làm tăng sức mạnh, giảm mỡ thừa vùng bụng và cánh tay. Săn chắc cơ đùi, cơ chân và cơ mông cho bạn vóc dáng hoàn mỹ. Mỗi giờ trượt, cơ thể bạn có thể đốt cháy được 300 calories trở lên. Đồng thời cải thiện khả năng phối hợp và sự linh hoạt cơ thể. Thư giãn đầu óc, gắn kết bạn bè, gia đình và bảo vệ môi trường,…
Lợi ích trượt patin
Dụng cụ chơi Patin
Các dụng cụ trượt patin bao gồm:
– Giày trượt: Lựa chọn giày có siza vừa chân và có thể tham khảo những mẫu giày patin giá trẻ TPHCM.
– Mũ bảo hiểm: Dụng cụ này giúp bạn hạn chế được những chấn thương vùng đầu trong trường hợp không may bị ngã đặc biệt đối với người mới chơi.
– Dụng cụ bảo vệ cổ tay và đệm đầu gối: Giúp người chơi tránh được những trầy xước trong quá trình chơi.
Dụng cụ chơi patin
Cách chơi Patin nhanh chóng
Cách đứng lên và ngồi xuống
Cách đứng dậy
Bước 1: Quỳ chân xuống sàn, 2 bàn tay đặt xuống đất khoảng cách gần đầu gối.
Bước 2: Một chân chống lên và chú ý để chạm đất 4 bánh xe, vuông góc giày trượt với mặt đất.
Bước 3: Chân còn lại đẩy lên thành hình chữ V tạo giữ cân bằng 2 chiếc giày trượt và giữ nguyên động tác tay.
Bước 4: Hai tay đặt lên đầu gối và đứng dậy từ từ, hơi cúi người về trước nhằm giữ thăng bằng và không vội bỏ tay ra khỏi đầu gối.
Cách ngồi xuống
Bước 1: Đặt 2 tay trên đầu gối ở tư thế đứng, giữ giày trượt ổn định tránh di chuyển.
Bước 2: 2 tay đặt xuống mặt đất và trọng tâm hạ thấp xuống.
Bước 3: Trở lại tư thế quỳ bằng cách hạ chân trái xuống trước.
Bước 4: Sau đó hạ tiếp chân phải và ổn định tư thế.
Cách giữ thăng bằng
Bước 1: Đứng song song 2 chân và mở rộng, hợu trùng đầu gối xuống và thoải mái 2 tay.
Bước 2: Trọng tâm hạ dần từ trái sang phải và ngược lại.
Cách té ngã an toàn
Bước 1: Hai đầu gối hơi trùng xuống.
Bước 2: Hai tay để ra phía trước, lòng bàn tay mở rộng, cằm hướng lên.
Bước 3: Người nghiêng về phía trước sao cho sát mặt đầu nhất có thể.
Bước 4: Người từ từ đổ xuống, đầu gối chống dưới đất và lấy điểm tựa bằng 2 tay.
Bước 5: Tay trượt về phía trước và cánh tay không được duỗi thẳng.
Cách ngã khi trượt
Cách dừng lại (phanh)
Phanh kiểu chữ A
Bước 1: Hai chân đặt chữ V.
Bước 2: Hai chân trượt về trước.
Bước 3: Hai đầu gối khép lại, 2 mũi chân chạm vào nhau tạo thành chữ A.
Phanh khi trượt patin kiểu chữ T
Bước 1: Đặt một chân ra sau.
Bước 2: Trọng tâm dồn về chân trước.
Bước 3: Chân sau nhấc lên tạo góc 45 độ.
Bước 4: Chân sau hạ xuống và kéo lại gần chân trước sao cho giống hình chữ T.
Phanh gót
Bước 1: Trọng tâm gồn về chân trái khi đang trượt ở tư thế 2 chân song song và chân trái khuỵu xuống.
Bước 2: Chân phải đưa về phía trước, hơi nhón mũi già lên để tiếp xúc gót giày với sàn.
Bước 3: Để giảm tốc độ hãy dồn lực xuống gót chân phải.
Cách dừng lại
Cách chuyển hướng
Chuyển hướng qua phải
Bước 1: Trọng tâm dồn xuống chân phải để chuyển hướng cùng bên.
Bước 2: Chân trái khụy xuống, dùng cạnh trong của giày đưa ra ngoài.
Bước 3: Toàn bộ cơ thể xoay sang phải.
Chuyển hướng song song
Bước 1: Trượt 2 chân song song.
Bước 2: Để quay sang trái, chân trái đưa lên trước và ngược lại cho bên phải.
Bước 3: Xoay phần trên cơ thể theo hướng chủ đích.
Bước 4: Trọng tâm dồn vào hướng muốn xoay và giữ song song 2 chân.
Chuyển hướng sang trái
Bước 1: Trọng tâm dồn sang chân phải.
Bước 2: Chân phải khuỵu xuống và dùng cạnh trong của giày đưa ra ngoài.
Bước 3: Cơ thể xoay toàn bộ sang trái.
Cách bước đi
Bước 1: Hai chân đứng song song trong tư thế chuẩn bị.
Bước 2: Chân xoay thành hình chữ V.
Bước 3: Hai chân nhấc lần lượt lên xuống tại chỗ.
Bước 4: Từ từ trượt người đi bằng cạnh giày patin phía trong.
Bước 5: Di chuyển tiếp tục giống bước 4.
Cách trượt đi
Bước 1: Hai chân đặt hình chữ V.
Bước 2: Hai chân đẩy về phía trước sao cho bằng cạnh ngoài giày trượt patin.
Bước 3: Sử dụng cạnh trong của giày và kéo 2 chân vào trong.
Bước 4: Hai chân tiếp tục đẩy về phía trước bằng cách sử dụng cạnh ngoài của giày.
Các bước di chuyển
Những lưu ý cho người mới chơi patin
– Trước khi tập nên khởi động thật kỹ và không thực hiện qua loa xong lần.
– Sử dụng các dụng cụ bảo hộ như mũ bảo vệ, bảo vệ tay chân nhằm tránh chấn thương.
– Dùng đúng cách giày trượt patin: Kiểm tra các chốt khóa khi đi giày đảm bảo đã được đóng chắc chắn và đúng vị trí.
– Chọn địa điểm trượt bằng phẳng và không gian rộng. Tránh những nơi có mặt phẳng xấu, nhiều xe qua lại sẽ không an toàn. Hoặc đến các sân trượt patin ở TPHCM để có nhiều trải nghiệm.
– Nên nhờ đến người có kinh nghiệm hướng dẫn cách trượt để thực hiện đúng kỹ thuật.
Lưu ý khi trượt
Trượt patin là hình thức mang đến nhiều thú vị và lợi ích cho người chơi. Hy vọng với các thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về bộ môn này.