
Tư thế cái cây trong Yoga là tư thế được gọi dựa theo mô tả hình dáng của bài tập, giống như cái cây. Thực hiện tư thế này đúng cách mang đến cho người tập rất nhiều ích lợi cho sức khỏe. Sau đây là những thông tin về tác dụng và cách thực hiện tư thế này.
Contents
- 1 Tư thế cái cây trong Yoga là gì?
- 2 Tư thế cái cây trong Yoga có lợi ích như thế nào?
- 2.1 Giúp thở sâu
- 2.2 Giãn cột sống
- 2.3 Giải tỏa trí óc
- 3 Hướng dẫn cách thực hiện tư thế cái cây trong Yoga
- 3.1 Các tư thế chuẩn bị
- 3.2 Các kiểu phối hợp trong tư thế cái cây
- 3.3 Các biến thể của tư thế cái cây
- 3.4 Các bước thực hiện tư thế cái cây trong Yoga
- 4 Mẹo tập tư thế cái cây trong Yoga
- 5 Chú ý khi tập tư thế cái cây trong Yoga
Tư thế cái cây trong Yoga là gì?
Các bài tập yoga đều hướng đến mục đích kiểm soát hơi thở và giữ thăng bằng cho cơ thể. Một trong những tư thế được đánh giá mang lại sự cân bằng tốt nhất, chính là tư thế cái cây.
Tư thế cái cây là một tư thế cơ bản và đơn giản nhất trong yoga. Tư thế này mô phỏng theo hình dáng của những cái cây, thẳng đứng và hiên ngang. Do đó, nó giúp cân bằng cơ thể rất tốt.
Tư thế cái cây trong Yoga là gì?
Tư thế cái cây trong Yoga có lợi ích như thế nào?
Với những ai mới học yoga đều có cảm nhận chung nhất là tư thế cái cây rất dễ thực hiện bởi nó quá đơn giản. Điều này khiến cho không ít người xem nhẹ vai trò của nó mà đâu biết rằng, tư thế cái cây mang đến cho người tập rất nhiều lợi ích.
Lợi ích của tư thế cái cây trong Yoga
Xem thêm:
Các bài tập Yoga trẻ hóa làn da hiệu quả dành riêng cho chị em
Bài tập Yoga giảm mỡ bụng và đùi vừa hiệu quả vừa dễ thực hiện
Giúp thở sâu
Tư thế này đòi hỏi người tập phải có sự tập trung cao độ và hít thở sâu để giữ cơ thể thăng bằng trên một tư thế cố định. Điều này giúp tăng cường hệ hô hấp và đảm bảo nhịp thở sâu hơi, gia tăng dung tích phổi đáng kể. Việc thở sâu giúp oxy đến mọi cơ quan tốt nhất, kích thích sự hoạt động của mọi tế bào.
Giãn cột sống
Khi thực hiện tư thế cái cây, bắt buộc người tập phải đứng thẳng lưng, 2 tay vươn cao. Nhờ vậy mà cột sống được kéo dãn và giúp giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép. Không những vậy, khi thực hiện động tác này, cơ thể ở trạng thái cân bằng, cơ chân, bắp đùi săn chắc hơn, bàn chân cũng khỏe mạnh và vững chãi.
Tập luyện tư thế cái cây giúp giãn cột sống
Giải tỏa trí óc
Một lợi ích rất lớn khi bạn tập tư thế cái cây đó chính là giải tỏa đầu óc. Việc tập trung giữ cho cơ thể thăng bằng và hít thở sâu sẽ khiến cho các dây thần kinh được kích hoạt. Theo đó, tinh thần bạn sẽ trở nên tỉnh táo hơn và giải tỏa những ưu phiền của cuộc sống.
Hướng dẫn cách thực hiện tư thế cái cây trong Yoga
Như đã nói ở trên, tư thế cái cây là một trong những tư thế đơn giản nhất của bộ môn yoga. Chỉ cần tập trung giữ cho cơ thể thăng bằng và kiểm soát nhịp thở của mình là bạn đã thành công trong việc chinh phục tư thế này. Cách thực hiện như sau:
Các tư thế chuẩn bị
Tư thế này đòi hỏi một chân trụ phải đứng vững trên sàn để đảm bảo nâng đỡ toàn bộ trọng lượng và giữ cho cơ thể thăng bằng. Do đó, trước khi vào tập, bạn cần chuẩn bị vị trí tập luyện thông thoáng và lựa chọn trang phục thoải mái, dễ chịu.
Chọn điểm đứng phù hợp, đứng thẳng lưng trên 2 chân sao cho thoải mái nhất. Hai tay khép hờ và đặt xuôi theo 2 bên hông. Chú ý hít thở sâu và đều đặn.
Cách thực hiện tư thế cái cây trong Yoga
Các kiểu phối hợp trong tư thế cái cây
Khi tập tư thế cái cây, bạn có thể phối hợp cùng bạn tập để thực hiện các tư thế một cách linh hoạt. Nếu 2 tay bạn đang giơ cao qua đầu thì người bạn có thể giúp bạn kéo và nâng cánh tay của bạn. Không những vậy, người bạn học cũng có thể đứng sau và ấn vào trong cánh tay trên, cánh tay ngoài được nâng về phía trần nhà.
Các biến thể của tư thế cái cây
Bạn cũng có thể biến thể tư thế này bằng cách giơ 2 tay thẳng lên trần nhà, 2 lòng bàn tay có thể song song hướng vào trong nhau hoặc chạm lại nhau thành hình chữ V ngược.
Các bước thực hiện tư thế cái cây trong Yoga
Thực hiện tư thế cái cây trong Yoga đơn giản, theo các bước sau đây.
– Bước 1: Đứng thẳng và dồn trọng lượng cơ thể lên chân trái, đảm bảo bàn chân đứng vững chãi mà bạn vẫn có thể cử động được bàn chân một cách thoải mái, dễ chịu. Tập trung ánh nhìn vào một điểm.
– Bước 2: Đầu gối phải uốn cong và đưa tay nắm lấy mắt cá chân phải. Đặt đế bàn chân vào góc đùi trái. Đặt chân phải càng cao càng tốt nhưng luôn nhớ các ngón chân phải hướng xuống sàn nhà.
– Bước 3: Giữ hông cân bằng, kéo đầu gối trái về sau để mở rộng hông hơn.
– Bước 4: Đặt tay lên vành trên xương chậu song song sàn nhà.
– Bước 5: Kéo dài xương cụt về phía sàn nhà và hạ thấp vai để kéo dài cột sống đồng thời hóp bụng, thở sâu.
– Bước 6: Giữ nguyên động tác trong khoảng 30 giây hít thở sâu và thực hiện tương tự với bên chân còn lại.
Các bước thực hiện tư thế cái cây trong Yoga
Mẹo tập tư thế cái cây trong Yoga
Để tập tư thế cái cây tốt nhất, mang đến hiệu quả cao nhất, bạn hãy tham khảo mẹo sau nếu gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng. Đó là, bạn có thể sử dụng ghế và bám vào thành ghế hỗ trợ hoặc đứng quay lưng vào tường.
Bạn cũng có thể thử thách khả năng cân bằng của cơ thể mình bằng cách nhắm nghiền mắt lại và cảm nhận.
Chú ý khi tập tư thế cái cây trong Yoga
Bài tập tư thế cái cây cũng có những lưu ý và chống chỉ định trong một số trường hợp khác nhau. Cụ thể như sau:
– Nếu như bạn bị huyết áp cao thì không nên đưa tay cao quá đầu.
– Tư thế này cũng chống chỉ định với những người bị huyết áp thấp, đau đầu, mất ngủ. Do đó, nếu bạn nằm trong một trong số những yếu tố này thì cần hết sức lưu ý và tốt nhất nên lựa chọn tư thế khác phù hợp hơn.
Lưu ý khi thực hiện tư thế cái cây Yoga
Trên đây là những thông tin về tư thế cái cây trong Yoga và hướng dẫn cách tập tư thế này chi tiết nhất. Hy vọng qua những chia sẻ vừa rồi các bạn có thể tự tập động tác này tại nhà, rèn luyện sức khỏe mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh, cân đối.